Các ngân hàng trên thế giới đồng loạt giảm lãi suất

Tuy nhiên, việc giá nhà sụt giảm cùng nạn thất nghiệp gia tăng, suy thoái là kết cục duy nhất cho kinh tế Mỹ. Các biện pháp hỗ trợ dẫu không đạt hiệu quả như ý muốn, vẫn có tác động tích cực, ngăn chặn sự sụt đổ hoàn toàn của nền kinh tế, ông Lyle Gramley, Nhà kinh tế tại Stanford Group, bình luận.

Trong khi đó, tại Việt Nam từ ngày 10-10, các ngân hàng và các tổ chức tín dụng trên địa bàn TP.HCM đã đồng loạt thông báo tiếp tục giảm lãi suất (LS) huy động vốn với mức lãi suất huy động bằng VNĐ xuống còn khoảng 16% - 18%/năm và lãi suất USD dưới mức 6%/năm, cụ thể:

* NH Ngoại thương (Vietcombank) tiếp tục giảm LS huy động ở các kỳ hạn từ 1 - 12 tháng, cụ thể 1 tháng còn 15%/năm; 3 tháng còn 16,8%/năm; 6 - 9 tháng còn 16%/năm; 12 tháng còn 16,5%/năm. Đối với kỳ hạn 18 tháng còn 12,84%/năm; kỳ hạn 24 tháng còn 12,5% /năm.

* NH Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) giảm LS từ 1 - 3% ở tất cả các kỳ hạn, kỳ hạn 1 - 3 tuần còn 12%/năm (mức cũ 15%/năm); 1 - 3 tháng còn 15%/năm; 4 - 11 tháng còn 16,5%; 12 tháng còn 17%/năm; 13 - 18 tháng còn 16%/năm.

* Các ngân hàng DongA bank, Việt Á bank... cũng giảm lãi suất huy động tiền gửi từ 0,2% -0,5%/năm.

Bên cạnh việc giảm lãi suất VNĐ, các ngân hàng cũng hạ lãi suất huy động vốn bằng USD và vàng xuống từ 0,4%/năm đến 1,3%/năm cho các kỳ hạn.

Thanh khoản của các ngân hàng hiện nay khá tốt, trong khi nhu cầu vốn của nền kinh tế tăng trong giai đoạn cuối năm, đặc biệt là nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì vậy để tạo điều kiện hỗ trợ cho các doanh nghiệp, việc các ngân hàng hạ lãi suất huy động để tạo điều kiện hạ lãi suất cho vay và hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp là cần thiết.