Doanh thu năm 2008 của Vinashin trên 32.500 tỷ đồng
Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) vừa công bố báo cáo kinh doanh năm 2008.
Theo đó, giá trị tổng sản lượng đạt gần 36.837 tỷ đồng, tổng doanh thu đạt trên 32.538 tỷ đồng. So với thực hiện năm 2007, mức tăng tương ứng là 39% và 48%.
Cũng trong năm vừa qua, Vinashin lần đầu tiên vượt chỉ tiêu xuất khẩu 500 triệu USD/năm sản phẩm công nghiệp, gồm các chủng loại tàu thủy, thép và phôi thép đóng tàu, vỏ container, đồ gỗ nội thất tàu thủy, nồi hơi các loại, sản phẩm cơ khí chế tạo….
Tuy đạt tốc độ tăng trưởng khá cao nhưng ngành đóng tàu cũng gặp nhiều bất lợi trong năm vừa qua. Suy thoái kinh tế thế giới nặng nề làm cho ngành vận tải biển sụt giảm mạnh, một số chủ tàu gặp khó khăn về tài chính đã đàm phán, yêu cầu Vinashin tạm dừng hoặc hủy hợp đồng.
Theo thống kê của Vinashin, đến nay có khoảng 10% giá trị hợp đồng đã bị hủy và 40% hợp đồng kéo dài thời hạn.
Sự sụt giảm của thị trường hàng hóa vận tải biển cả về lượng và giá cũng khiến cho số hợp đồng đóng mới và mua bán tàu giảm nhiều, tuy nhiên theo đánh giá của Tập đoàn này, với những hợp đồng còn hiệu lực, Vinashin vẫn đảm bảo đủ việc làm cho các nhà máy đóng tàu đến hết năm 2010.
Theo kế hoạch, khoảng tháng 3/2009, KPMG sẽ công bố báo cáo kiểm toán Vinashin với các số liệu chi tiết về tổng tài sản và lợi nhuận.
Tuy nhiên, một nguồn tin không chính thức cho biết, lợi nhuận năm 2008 của Vinashin vào khoảng 860 tỷ đồng (kết quả kiểm toán năm 2007 công bố là 721 tỷ đồng).
Theo đó, giá trị tổng sản lượng đạt gần 36.837 tỷ đồng, tổng doanh thu đạt trên 32.538 tỷ đồng. So với thực hiện năm 2007, mức tăng tương ứng là 39% và 48%.
Cũng trong năm vừa qua, Vinashin lần đầu tiên vượt chỉ tiêu xuất khẩu 500 triệu USD/năm sản phẩm công nghiệp, gồm các chủng loại tàu thủy, thép và phôi thép đóng tàu, vỏ container, đồ gỗ nội thất tàu thủy, nồi hơi các loại, sản phẩm cơ khí chế tạo….
Tuy đạt tốc độ tăng trưởng khá cao nhưng ngành đóng tàu cũng gặp nhiều bất lợi trong năm vừa qua. Suy thoái kinh tế thế giới nặng nề làm cho ngành vận tải biển sụt giảm mạnh, một số chủ tàu gặp khó khăn về tài chính đã đàm phán, yêu cầu Vinashin tạm dừng hoặc hủy hợp đồng.
Theo thống kê của Vinashin, đến nay có khoảng 10% giá trị hợp đồng đã bị hủy và 40% hợp đồng kéo dài thời hạn.
Sự sụt giảm của thị trường hàng hóa vận tải biển cả về lượng và giá cũng khiến cho số hợp đồng đóng mới và mua bán tàu giảm nhiều, tuy nhiên theo đánh giá của Tập đoàn này, với những hợp đồng còn hiệu lực, Vinashin vẫn đảm bảo đủ việc làm cho các nhà máy đóng tàu đến hết năm 2010.
Theo kế hoạch, khoảng tháng 3/2009, KPMG sẽ công bố báo cáo kiểm toán Vinashin với các số liệu chi tiết về tổng tài sản và lợi nhuận.
Tuy nhiên, một nguồn tin không chính thức cho biết, lợi nhuận năm 2008 của Vinashin vào khoảng 860 tỷ đồng (kết quả kiểm toán năm 2007 công bố là 721 tỷ đồng).