Đường vành đai 3 - TP.HCM sẽ là đường cao tốc
Đẩy nhanh tiến độ đường vành đai 3
TP.HCM kiến nghị cơ chế đặc thù xây dựng đường vành đai 3
TP.HCM đẩy nhanh xây đường kết nối cảng Cát Lái với Vành đai 2
Đường vành đai 3 - TP.HCM sẽ là đường cao tốc - Ảnh 1.
Quy hoạch đường vành đai 3 - Đồ họa: KIỀU NHI
Theo đó, giai đoạn 1 đầu tư mặt đường rộng 24,5m cho 4 làn xe lưu thông với tốc độ 100 km/h; giai đoạn 2 làm đường cao tốc rộng 67 - 74,5m cho 6-8 làn xe cao tốc cho xe lưu thông với tốc độ 100 km/h và làm đường song hành ở hai bên với cấp đường đô thị cho xe lưu thông với tốc độ 60 km/h.
Theo Bộ GTVT, dự án có tổng mức đầu tư 19.871 tỉ đồng, được tách thành 2 dự án thành phần. Gồm dự án thành phần đoạn Bình Chuẩn (Bình Dương) - quốc lộ 22 (TP.HCM) dài 19,1km có tổng mức đầu tư 9.855 tỉ đồng, trong đó nguồn vốn nhà đầu tư 4.661 tỉ đồng và nguồn vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ 5.294 tỉ đồng.
Còn dự án thành phần đoạn quốc lộ 22 - Bến Lức (Long An) dài 28,9km có tổng mức đầu tư 9.915,6 tỉ đồng. Trong đó nguồn vốn nhà đầu tư khoảng 5.480,6 tỉ đồng và nguồn vốn hỗ trợ nhà nước khoảng 4.435 tỉ đồng.
Nguồn vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ chủ yếu cho công tác giải phóng mặt bằng, chi phí thiết kế kỹ thuật và chi phí hỗ trợ thực hiện xây lắp.
Trong tờ trình Thủ tướng về dự án này, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho biết lợi thế của việc đầu tư theo hình thức PPP (nhà nước và tư nhân hợp tác) góp phần huy động nguồn lực xã hội, giảm áp lực vốn nhà nước; tận dụng thế mạnh về công nghệ, kinh nghiệm quản lý từ khối tư nhân.
Đồng thời phân chia rủi ro hợp lý giữa nhà nước và nhà đầu tư trong quá trình đầu tư và khai thác dự án.
Bộ GTVT cho biết tiến độ thức hiện dự án đường vành đai 3 - TP.HCM đã thực hiện chậm so với kế hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ năm 2011 là hoàn thành vào năm 2019-2020.
Hiện Bộ GTVT đã đưa ra kế hoạch mới, năm 2019 phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi, năm 2019-2022 thục hiện thiết kế kỹ thuật va giải phóng mặt bằng. Năm 2020-2021 sở tuyển và đấu thầu, thi công xây dựng năm 2022-2024.