Hình sự hóa quan hệ kinh tế làm thiệt hại cho doanh nghiệp

Hình sự hóa quan hệ kinh tế làm thiệt hại cho doanh nghiệp

Trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập mạnh mẽ, Luật Trọng tài thương mại có góp phần lành mạnh hóa quan hệ giữa các doanh nghiệp, nhất là bình đẳng trong cạnh tranh không, thưa ông?

Luật Trọng tài thương mại bắt buộc phải thực hiện. Hiện tại, chúng ta đang thiếu Luật và nhiều vấn đề không đưa ra trọng tài, mà hình sự hóa vấn đề lên. Như vậy, đã làm cho thiệt hại đối với doanh nghiệp trở nên rất nặng nề và không được giải quyết bằng những quan hệ về kinh tế. Việc bổ sung các quan hệ về trọng tài thương mại là vấn đề rất quan trọng.
 
Theo ông, Luật Trọng tài thương mại có nâng cao hiệu lực và hiệu quả trong việc giải quyết tranh chấp thương mại?
 
Theo tôi, hiệu quả sẽ được nâng cao. Bởi lẽ, Luật có quy định về các chế tài và thẩm định. Như vậy, công tác phân định đúng, sai và ai phải thực hiện những cái gì theo như quy định của Luật Trọng tài thương mại sẽ được giải quyết nhanh hơn. Quy định giao quyền cho các trọng tài viên để thực hiện những vấn đề đó. Như vậy, đã có địa chỉ để xác định, tác động và có cơ quan để đặt đơn, cũng như tiến trình giải quyết vụ việc được giải quyết trong bao lâu thì chúng ta cũng nắm rõ.
 
Việt Nam đã là thành viên của Thị trường Thương mại thế giới (WTO), theo ông, Luật Trọng tài thương mại có phù hợp với thông lệ quốc tế không?
 
Những vấn đề quan trọng nhất của Luật được thực hiện theo các thông lệ của WTO. Tức là, những mối quan hệ về kinh tế đều phải được đưa ra trọng tài phân xử. Tránh tình trạng dùng bộ máy quản lý Nhà nước can thiệp vào những hoạt động của các doanh nghiệp với nhau. Trong lúc đó, nếu như chúng ta để các doanh nghiệp tự thỏa thuận và có một người đứng theo góc nhìn về kinh tế, phán xét việc đó đúng hay sai về mặt kinh tế thì rất hợp lý.
 
Theo ông, cần điều chỉnh điều gì ở Dự thảo Luật Trọng tài thương mại?
 
Trước mắt như thế là tạm ổn. Theo quy định trong Luật, sau 3-5 năm, sẽ tiếp tục điều chỉnh Luật. Theo tôi, chắc chắn Luật sẽ còn phải điều chỉnh, bởi theo Nghị quyết Đại hội Đảng, đến năm 2020, Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp hiện đại. Lúc đó, các quan hệ về kinh tế cần phải đưa ra trọng tài phân xử,  phán xét là tương đối ổn định.
 
Do vậy, những điều đang đưa xuống Nghị định, thì phải bổ sung, đưa vào trong Luật.