Tổng hợp sự kiện kinh tế vĩ mô tuần từ ngày 12/12 -17/12
Chính trị - Xã Hội
- Ngày 12/12/2011, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ đã ký ban hành Chỉ thị số 03 về việc bình ổn giá trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Thìn và quý I/2012. Những hàng hóa, dịch vụ thiết yếu như; lương thực, thực phẩm, đường, thuốc phòng và chữa bệnh cho người, xăng dầu, gas, phân bón, thức ăn chăn nuôi, dịch vụ đi lại, y tế
- Sáng 15/12, Thường vụ Quốc hội đã thống nhất tăng thời gian nghỉ thai sản và được quyền hưởng chính sách thai sản cho tất cả nhóm lao động nữ lên 6 tháng.
- UBND Hà Nội vừa có tờ trình Thủ tướng xin lùi thực hiện phương án đổi giờ làm sang tháng 2/2012 thay vì từ đầu năm như dự định.
- DịpTết Dương lịch 2012, theo dự báo của các bến xe tại TPHCM sẽ tăng gần 1.400 chuyến xe buýt đến các bến xe và các điểm vui chơi, giải trí tại, lượng khách qua lại bến xe sẽ tăng 30% - 40% so với cùng kỳ năm ngoái.
- Theo Quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt , đến năm 2020 cả nước hình thành 13 cảng cạn.
Kinh tế vĩ mô
- Bộ Tài chính đã điều chỉnh tăng 336 dòng thuế so với danh mục biểu thuế nhập khẩu ưu đãi hiện hành của Việt Nam so với trước đó. Tổng cục Hải quan cho biết danh mục biểu thuế năm 2012 gồm có trên 9.500 dòng thuế.
- Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét, quyết định phương án phân bổ gần 2.100 tỷ đồng vốn đầu tư cho các dự án, công trình cấp bách và 820 tỷ đồng vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng du lịch các địa phương.
- Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) vừa công bố Báo cáo Phát triển tài chính toàn cầu 2011, trong đó Việt Nam xếp thứ 50 trên tổng số 60 quốc gia và vùng lãnh thổ được xếp hạng. Thứ hạng này tụt 4 bậc so với báo cáo 2010 do Việt Nam chỉ nhận được 2,98 điểm (trên thang điểm 7), giảm 0,05 điểm so với năm ngoái.
- Tại quận Tân Phú, Ban quản lý Dự án Nâng cấp Đô thị Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức khởi công Dự án thành phần số 4 gồm cải tạo kênh và đường dọc kênh Tân Hóa-Lò Gốm, nằm trên địa bàn các quận 6, 11 và Tân Phú, với tổng vốn đầu tư gần 2.000 tỷ đồng.
Đầu Tư
- Đến cuối tháng 11-2011, các doanh nghiệp Nhật Bản đã đầu tư vào 1.623 dự án FDI ở Việt Nam, trong đó có 1.007 dự án công nghiệp chế biến và chế tạo, với tổng số vốn đăng ký lên tới gần 22,4 tỷ USD.
- Nhu cầu vốn đầu tư cho ngành du lịch 10 năm cần khoảng 42,5 tỷ USD, đến năm 2020 thu hút 10-10,5 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ 47- 48 triệu lượt khách nội địa. Phấn đấu tỷ trọng GDP du lịch đóng góp 6,5% -7% GDP cả nước, tăng trung bình 11-11,5%.
- Tập đoàn Bridestone (Nhật Bản) đầu tư,cho Tập đoàn xây dựng Nhà máy sản xuất lốp ô tô khách với vốn đầu tư 497 triệu USD tại KCN nặng, KCN Đình Vũ, Hải Phòng. Từ khi thành lập tới nay, KCN Đình Vũ đã thu hút 40 nhà đầu tư, với tổng số vốn đầu tư xấp sỉ 1,5 tỷ USD.
- Với tổng kinh phí đầu tư trên 500 tỷ đồng đã được Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội khởi công xây dựng khu xử lý rác thải công nghệ hiện đại, tại xã Việt Hùng, huyện Đông Anh.
- Tổng công ty cảng hàng không miền Trung bắt đầu đón các chuyến bay đến TP.Đà Nẵng tại nhà ga mới của sân bay quốc tế Đà Nẵng. Nhà ga được xây dựng trên diện tích gần 14.500 m2, gồm ba tầng và một hầm với tổng diện tích sử dụng 36.600 m2, tổng vốn đầu tư 1.345 tỉ đồng.