Báo động ô nhiễm môi trường tại các khu công nghiệp
Vừa qua, tại hội thảo “Kiểm toán việc quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên khoáng sản, môi trường và những vấn đề đặt ra”, ông Hồ Đức Phước, Tổng kiểm toán Nhà nước cho rằng, vấn đề kiểm soát ô nhiễm môi trường chưa được quan tâm đúng mức làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của người dân và toàn xã hội mà sự cố Formosa à tại Công ty DAP 2 Lào Cai cách đây chưa lâu là ví dụ điển hình.
Theo ông Phớc, thời gian qua, Kiểm toán Nhà nước đã và đang triển khai thực hiện một số cuộc kiểm toán chuyên đề về kiểm toán môi trường, tuy nhiên số lượng ít, việc kiểm toán mới dừng lại ở việc chú trọng kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nghĩa vụ tài chính mà chưa đánh giá toàn diện, đánh giá tính kinh tế, tính hiệu quả và hiệu lực đối với hoạt động môi trường cũng như đánh giá kiến nghị sâu về thay đổi cơ chế, chính sách của nhà nước.
Ông Lê Đình Thăng, Kiểm toán trưởng Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành III, ví dụ, với các cuộc kiểm toán liên quan đến công tác quản lý và xử lý nước thải khu công nghiệp cho thấy ý thức tuân thủ quy định môi trường của các chủ đầu tư cũng như các doanh nghiệp trong khu công nghiệp chưa cao.
Nhiều khó khăn trong thực hiện báo cáo công tác môi trường
Ngày 7/12, tại TP.HCM, Tổng cục Môi trường - Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đã tổ chức Hội thảo chuyên đề hoạt động quan trắc, báo cáo và xếp hạng công tác bảo vệ môi trường. Hội thảo có sự tham dự của đại diện Sở TN&MT và Trung tâm quan trắc của 21 tỉnh thành khu vực phía Nam, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực quan trắc môi trường, các chuyên gia trong nước và quốc tế.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Nguyễn Hưng Thịnh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường cho biết: Để giám sát liên tục, chặt chẽ các hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp thì công tác quan trắc, truyền số liệu các chỉ số môi trường về cơ quan quản lý nhà nước để giám sát là rất quan trọng. Bộ TN&MT đã ban hành hành, là hành lang pháp lý và hướng dẫn kỹ thuật quan trọng phục vụ công tác quan trắc môi trường trên toàn quốc.
Trên cơ sở số liệu quan trắc, Bộ TN&MT đang xây dựng cơ sở dữ liệu về môi trường. Năm 2016, Bộ TN&MT đã ban hành Thông tư số 19 quy định về báo cáo công tác bảo vệ môi trường, nhằm hướng dẫn chi tiết Điều 134 Luật Bảo vệ môi trường 2014. Đây là công cụ hướng dẫn các địa phương, Bộ, ngành thống nhất về nội dung báo cáo công tác bảo vệ môi trường hang năm. Là công cụ để dần hình thành, xây dựng bộ cơ sở dữ liệu về môi trường ở địa phương làm cơ sở đánh giá về hiệu quả, chất lượng công tác bảo vệ môi trường của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Trên cơ sở công tác báo cáo môi trường của các địa phương, Bộ TN&MT xây dựng công tác bảo vệ môi trường hàng năm trình Quốc hội.
Theo phản ảnh của nhiều người đân đang sinh sống tại xã Thanh Nông huyện Lạc Thủy tỉnh Hòa Bình, hơn một năm nay, họ không dùng được nước giếng nữa, bởi vì nước giếng của họ bị nhiễm bẩn do nhà máy sản chế biến măng Kim Bôi gây ra, cùng với đó mỗi lần mưa xong mùi tanh hôi bốc lên nồng nặc không thể nào chịu được.
Ao cá nhà anh Đỗ Thành Cương xóm 3, xã Thanh Nông huyện Lạc Thủy tỉnh Hòa Bình sau trận mưa lớn ngày 23/10 năm 2018. Sẽ chẳng có gì đáng nói, nếu ao cá nhà anh không nằm sát hồ chứa nước thải của công ty Cổ phần Nông lâm sản Thực phẩm Kim Bôi. Và cũng không có gì đáng phải bàn, nếu chiếc đập của hồ chứa nước thải không vỡ khiến hàng tạ cá chết nổi trắng mặt ao. Song, thái độ của những người đại diện cho nhà máy này, lại thờ ơ vô cảm với những hệ quả về môi trường và kinh tế mà chính họ đã gây ra cho người dân nơi đây.
Một ao cá khác của một hộ dân nằm sát nhà máy chế biến măng của công ty cổ phần nông lâm sản thực phẩm Kim Bôi. Nước đã chuyển màu từ hơn một năm nay, cây cối bên bờ ao cũng đang chết dần chết mòn. Nước trong chiếc giếng khơi cũng không thể dùng được. Lo sợ cho sức khỏe bị ảnh hưởng, từ lâu, người chủ nhà đã phải dùng nhờ nguồn nước giếng khoan từ những hộ dân cách xa nhà máy.
Để minh chứng cho sự phản ánh của người dân là có cơ sở, một thí nghiệm nhỏ đã được chúng tôi thực hiện bằng nước của chiếc giếng khơi. Mặc dù nước múc lên từ giếng rất trong, song khi cho xà phòng vào nước bắt đầu chuyển sang màu đỏ.
Nhằm giải đáp những thắc mắc của người dân, chúng tôi đã làm việc với lãnh đạo Cty cổ phần nông lâm sản Thực phẩm Kim Bôi. Tại buổi làm việc này, đại diện của công ty đã thừa nhận hiện đang dùng hai chất hóa học là Natri benzoate và Acid nitric cùng các phụ gia khác trong sản xuất. tuy nhiên các chất hóa học này, có được xử lý triệt để trước khi thải ra môi trường hay không, thì không được lãnh đạo công ty đề cập đến.
Giám đốc cty Cổ phần Nông lâm sản, Thực phẩm Kim Bôi xóm 3 xã Thanh Nông huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình: Có dùng các hóa chất trong sản xuất đó là natri benzoate và acid nitric cùng muối, đường, dấm và hương liệu. Việc cá chết của người dân họ đang xem xét mức độ ảnh hưởng.
Trên mặt thực tế, Natri benzoate không có tác dụng phụ, tuy nhiên nếu được kết hợp với Acid ascorbic hay còn gọi là Vitamin C, và Kali benzoate một chất bảo quản thực phẩm được dùng ức chế sự phát triển của nấm thì sẽ tạo thành benzene – một chất gây ung thư.
Với acid citric là một acid hữu cơ thuộc loại yếu và mặc dù vẫn chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh axit citric có hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu sử dụng lâu dài với liều lượng quá nhiều sẽ làm hỏng men răng; bỏng giác mạc và rối loạn thị lực nếu dính vào mắt; rối loạn tiêu hóa, nôn mửa, tiêu chảy, đau quặn bụng; viêm da kích ứng. Do tính chất kết tủa, nên axit citric sẽ gây ra hiện tượng nhiễm độc kim loại
Mức độ nguy hiểm của hai chất này đã được giới khoa học cảnh báo, khi lạm dụng hoặc kết hợp với các chất hóa học khác, tuy nhiên, để bảo quản thực phẩm, đảm bảo sản xuất, nhiều cơ sở như Cty Cổ phần Nông Lâm sản Thực phẩm Kim Bôi vẫn dùng một cách thường xuyên. Và hơn hết, tất cả đều được xả trực tiếp ra môi trường mà không được xử lý một cách triệt để./.
Sau hai tuần, kể từ khi vỡ đập hồ chứa nước thải của nhà máy chế biến măng, Công ty Cổ phần Nông lâm sản Thực phẩm Kim Bôi, anh Cương vẫn hàng ngày dong thuyền vớt cá chết dưới ao. Và mặc dù lãnh đạo nhà máy đã có buổi làm việc riêng với gia đình anh, nhằm khắc phục hậu quả đã gây ra, song vẫn còn hơn 20 hộ dân đang sống xung quanh, vẫn hàng ngày, hàng giờ chịu sự đe dọa trực tiếp về sức khỏe từ nước thải của nhà máy sản xuất này.
Mặc dù đã có rất nhiều kiến nghị của người dân gửi đến các cấp có thẩm quyền, song cho đến thời điểm này, tất cả chỉ là những lời hứa mang tính hình thức, hơn là những việc làm cụ thể, rốt ráo và quyết liệt, nhằm chấn chỉnh những sai phạm, đồng thời khắc phục những hậu quả về môi trường đang ngấm ngầm tác động đến từng mạch nước và thớ đất nơi đây.