Công nghiệp cán đích với tăng trưởng 7,6%

Công nghiệp cán đích với tăng trưởng 7,6%

Vụ Kinh tế Công nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) vừa có báo cáo về tình hình sản xuất kinh doanh ngành công nghiệp năm 2009. Quanh diễn biến này, có một số vấn đề đáng quan tâm như sau.

Thứ nhất, giá trị sản xuất công nghiệp cả năm 2009 ước đạt 696.577 tỷ đồng, tăng 7,6% so với cùng kỳ năm 2008. Kết quả này vẫn thấp hơn so với mục tiêu tăng trưởng đề ra trong kế hoạch năm 2009 (16,5%), tuy nhiên, xu hướng phục hồi đang được xác lập.

Nhìn lại xu thế tăng trưởng sản xuất công nghiệp trong năm vừa qua, sau sự sụt giảm trong tháng 1/2009 với mức âm 8,6% so tháng 12/2008 và 4% so cùng kỳ, công nghiệp liên tục “bứt phá”. Mức tăng trưởng dương được duy trì liên tục trong 11 tháng còn lại của năm.

Trong 3 tháng cuối năm, tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp liên tục đi lên, tháng sau cao hơn tháng trước: tháng 10 tăng 3,2% so với tháng trước đó và tăng 11,9% so cùng kỳ; tháng 11 tăng 3,6% và 13%; tháng 12 tăng 4,6% và 13,4%.

Thứ hai, đóng góp lớn nhất vào sự phục hồi sản xuất công nghiệp là khối doanh nghiệp ngoài Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Khu vực kinh tế Nhà nước có mức tăng trưởng thấp nhất và thấp hơn mức tăng trưởng chung toàn ngành.

Cụ thể, giá trị sản xuất công nghiệp khu vực ngoài quốc doanh năm 2009 đạt mức tăng trưởng 9,9%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 8,1%, trong đó dầu khí tăng 9,2%, các ngành khác tăng 8%.

Trong khi đó, khu vực kinh tế Nhà nước có mức tăng thấp 3,7%. Theo Vụ Kinh tế công nghiệp, nguyên nhân chính dẫn tới sự sụt giảm tăng trưởng của khu vực này một phần do việc cổ phần hoá khiến tỷ trọng khối doanh nghiệp này giảm xuống so với toàn ngành (còn 24,3%).

Tuy nhiên, cơ quan này cũng thẳng thắn nhìn nhận, hiệu quả sản xuất của khu vực doanh nghiệp Nhà nước thấp hơn so với hai khu vực còn lại của nền kinh tế.

Thứ ba, ngành khai khoáng và sản xuất, phân phối điện, nước, gas có tốc độ tăng trưởng khá cao nhưng chiếm tỷ trọng không lớn. Trong khi đó, công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng lớn nhưng tăng trưởng ở mức thấp hơn tăng trưởng chung toàn ngành.

Cụ thể, công nghiệp khai thác tăng 9,3%, chiếm tỷ trọng 5,62%; công nghiệp chế biến tăng 7,3% chiếm tỷ trọng 88,84%; công nghiệp điện, ga, nước tăng 11,8% chiếm tỷ trọng 5,54% toàn ngành.

nhiều sản phẩm công nghiệp chủ lực, chiếm tỷ trọng lớn trong giá trị sản xuất công nghiệp có tốc độ tăng trưởng khá cao.

Điển hình là những sản phẩm chiếm tỷ trọng lớn trong giá trị sản xuất công nghiệp, như dầu thô đạt mức tăng 9,8% trong năm 2009 (riêng cung cấp nguyên liệu cho Nhà máy lọc dầu Dung Quất đạt khoảng trên 2 triệu tấn); than đá tăng 9,9%.

Tăng trưởng ấn tượng có điều hoà nhiệt độ (41,8%), khí hóa lỏng LPG (39,3%), tủ lạnh, tủ đá (29,5%), xà phòng giặt các loại (20,2%), xi măng (19,2%), thép tròn các loại (19,1%), điện sản xuất (11,9%), thuốc lá điếu (10,5%), nước máy thương phẩm (9,7%)…

Theo Vụ Kinh tế Công nghiệp, việc các sản phẩm như điện sản xuất, giày dép, xà phòng, hàng tiêu dùng (điều hòa, tủ lạnh, tủ đá, bia, thuốc lá) đạt tăng trưởng cao thể hiện xu hướng phục hồi của sản xuất và tiêu dùng khu vực dân cư.

Nhưng trái lại, nhiều sản phẩm có tăng trưởng thấp hơn mức trung bình toàn ngành như dầu thực vật tinh luyện (0,1%), sơn hoá học các loại (0,5%), đường kính (0,6%), khí đốt thiên nhiên dạng khí (tăng 0,8%), kính thuỷ tinh (1,8%), vải dệt từ sợi tổng hợp (2,9%), gạch lát ceramic (5%), gạch xây bằng đất nung (5,2%), xe máy (6%)...

Các sản phẩm có mức tăng trưởng âm so với năm 2008 có máy giặt giảm 1,8%; phân hóa học 3%; ô tô 4,9% (trong đó xe tải 3,2%, xe chở khách 7%); sữa bột 5,9%; tivi 6,2%; thuỷ hải sản chế biến 6,3%; vải dệt từ sợi bông 12,8%; giấy, bìa các loại 14%; quần áo mặc thường cho người lớn 16,2% …

Thứ năm, giá cả các mặt hàng công nghiệp đang diễn biến theo chiều hướng có lợi cho sản xuất công nghiệp và nền kinh tế. Trong tháng 12 giá dầu thô dao động ở mức 72-80 USD/thùng, cao hơn các tháng trước, tạo điều kiện tăng kim ngạch xuất khẩu và tăng thu ngân sách.

Về giá xăng dầu, từ ngày 15/12, Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) đã điều chỉnh giảm 350 đồng/lít đối với xăng và tăng 300 đồng/lít đối với dầu diezel, đưa giá các loại nguyên liệu này về mặt bằng mới: xăng A95 có giá là 16.450 đồng/lít, xăng A92 là 15.950 đồng/lít; dầu diezel 0,05S là 14.600 đồng/lít và diezel 0,25S là 14.550 đồng/lít.   

Thứ sáu, việc tỷ giá giữa USD và VND tiếp tục ở mức cao (theo tỷ giá ngân hàng ngày 24/12/2009 là 18.475 đ/USD) đã tạo áp lực lớn cho các doanh nghiệp cần ngoại tệ để nhập khẩu, cũng như trực tiếp ảnh hưởng tăng giá hàng hoá đối với sản phẩm nhập khẩu hoặc sử dụng nguyên liệu nhập khẩu.

Giá thép xây dựng từ nhà sản xuất đã tăng lên mức 12 triệu đồng/tấn (chưa tính thuế giá trị gia tăng); giá phân bón đạm urê và phân DAP tăng 500-700 nghìn đồng/tấn (phân urê 6 triệu đồng/tấn, phân DAP 7,2 triệu đồng/tấn); giá thức ăn gia súc hiện ở mức 200 nghìn đồng/bao 25 kg, tăng 10.000 đồng so với đầu tháng...

Thứ bảy, một số tỉnh, thành phố chiếm tỷ trọng lớn trong giá trị sản xuất công nghiệp có tăng trưởng cao hơn bình quân toàn ngành như Quảng Ninh tăng 15,8%; Thanh Hóa 13,9%; Đồng Nai 10,6%; Bình Dương 10,3%; thành phố Hà Nội 9,4%; Cần Thơ 9,1%; Đà Nẵng 8,3%; Khánh Hoà 10%; Tp. HCM 7,9%; Hải Phòng 7,7%...

Một số tỉnh thành phố có tốc độ tăng trưởng công nghiệp thấp, thậm chí giảm trong những tháng đấu năm, nhưng đến cuối năm đã vượt lên tăng trưởng dương. Cụ thể, Bà Rịa - Vũng Tàu tăng 3,1%; Vĩnh Phúc tăng 5%; Phú Thọ tăng 5,3%; Hải Dương tăng 6,2%.


Thứ tư,