Đã có "hàng rào" chặn quần áo, đồ chơi có độc tố

Đã có "hàng rào" chặn quần áo, đồ chơi có độc tố

Tiêu chuẩn này cũng ngang bằng với tiêu chuẩn mà Trung Quốc đang áp dụng hiện nay. Theo quy định này, các sản phẩm hàng hóa nhập vào sẽ được đối chiếu với quy chuẩn Việt Nam để đưa ra kết luận hàm lượng chất formadehyde được phép bao nhiêu thi đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng và được nhập vào VN.

Được biết, hiện tượng một số loại quần áo trẻ em có nhiễm độc như chất fomadehyde do chính phía Trung Quốc phát hiện ra từ 28/5 nhưng do các cơ quan chức năng ở trong nước vẫn lúng túng chưa có phương án xử lý các quần áo có chứa chất độc tố do hiện nay quy định của Việt Nam (và một số nước khác) về tiêu chuẩn chất lượng vải lại không đề cập đến formaldehyde (trừ Hoa Kỳ, Nhật, châu Âu).

Vì vậy, bộ tiêu chuẩn mới ban hành này sẽ là cơ sở để các cơ quan Quản lý thị trường ở các cửa khẩu và các Sở Công thương, Hải quan, thuế, kiểm soát ngoài cửa khẩu dựa trên các quy định để giám sát. Điểm đặc biệt của bản tiêu chuẩn này là chỉ cần phát hiện ra hàng hoá không đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật hoặc có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ người tiêu dùng thì phải kiên quyết ngăn chặn.

Các chuyên gia về hóa học khuyến cáo người dân, nếu trong trường hợp đã mua những sản phẩm quần áo, chăn ga, rèm cửa hay vải bọc ghế... của Trung Quốc không rõ nguồn gốc tốt nhất nên mang giặt sạch và phơi nắng nhiều lần sẽ làm giảm dần lượng tồn dư hóa chất này trong vải. Vì khi sử dụng, dư lượng formaldehyde trong vải dệt may có thể sẽ mất dần đi do quá trình phân hủy trong không khí bởi đây là chất khí dễ bay hơi.

Tuy nhiên, điều lo ngại của người dân hiện nay là liệu tại các cửa khẩu có đủ phương tiện để các cơ quan chức năng có thể phát hiện ra những hàng hóa đạt tiêu chuẩn này hay không, Thứ trưởng Khu khẳng định các cơ quan như thuế, quản lý thị trường, hải quan hiện nay có đủ máy móc thiết bị để kiểm tra và có đủ lực lượng quản lý thị trường ở các cửa khẩu. "Khi đã có bộ tiêu chuẩn ban hành thì lúc đó không cần phân biệt xuất xứ hàng hoá thế nào, chỉ cần biết qua kiểm tra thấy những sản phẩm Trung Quốc chất lượng không đáp ứng được tiêu chuẩn thì phải kiên quyết ngăn chặn", vị Thứ trưởng cả quyết.

Gấp rút "dựng" hàng rào kỹ thuật ngăn hàng nhập kém chất lượng Thứ trưởng Bùi Xuân Khu cũng cho biết: Sau khi ban hành các bộ tiêu chuẩn mới, ngay trong thời gian này Liên bộ Khoa học Công nghệ và Công Thương cũng đã tiến hành xây dựng một hàng rào kỹ thuật để ngăn chặn hàng hóa kém chất lượng đổ vào Việt Nam.

Mặc dù, bản Tiêu chuẩn kỹ thuật quy định về độ an toàn các độc tố trong một số mặt hàng như may mặc, đồ chơi trẻ em đã được ban hành song, vị Thứ trưởng cũng thừa nhận một thực tế rằng để ngăn chặn hàng hóa kém chất lượng, nhiễm các độc tố vào Việt Nam khó có thể được kiểm soát một cách tuyệt đối, "Hiện nay hàng Trung Quốc nhập vào Việt Nam không chỉ có loại nhập khẩu theo đường chính ngạch, loại này chúng ta có thể kiểm tra, kiểm soát trên các cơ sở tiêu chuẩn kỹ thuật của Việt Nam.

Vì thế, nếu hàng hoá không đạt tiêu chuẩn chất lượng hoặc ảnh hưởng đến sức khoẻ người tiêu dùng hoàn toàn có thể ngăn chặn được. Tuy nhiên, những mặt hàng chất lượng kém, độc hại này chủ yếu hàng nhập lậu qua các cửa khẩu, tiểu ngạch và dọc đường biên giới rất dài của nước ta nên rất khó có thể kiểm soát được", ông Khu cho biết.

Về vấn đề này, Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng cũng thừa nhận, công tác điều hành vẫn còn hạn chế. Quản lý thị trường vẫn chưa có một biện pháp nào hữu hiệu để có thể ngăn chặn một cách tuyệt đối hàng hoá buôn lậu từ biên giới vào. Hậu quả nghiêm trọng nhất là ảnh hưởng đến sức khoẻ người dân và sản xuất trong nước.

Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cũng khuyến cáo người dân để tránh mua những sản phẩm may mặc, đồi chơi trẻ em... nhiễm chất độc và gây ảnh hưởng đến sức khoẻ, nên tỉnh táo khi lựa chọn hàng hóa. Cách nhận biết để tránh mua những sản phẩm kém chất lượng này này, đó là giá của nó rất rẻ. "Điều quan trọng nhất tôi thấy qua các công bố trên phương tiện thông tin đại chúng, người dân đã tẩy chay những mặt hàng nhập từ Trung Quốc có chứa chất độc hại rồi", Thứ trưởng Khu cho biết thêm.

Lâu nay "thả nổi" formaldehyde khi kiểm soát hàng nhập khẩu Tổ chức Cơ quan Nghiên cứu quốc tế về bệnh ung thư (IARC) thuộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) từ năm 2004 đã xếp formaldehyde là hóa chất độc hại đối với sức khỏe con người, có thể gây tác hại cho da dù chỉ với một hàm lượng rất thấp. Tiêu chuẩn Ecotech 100 về an toàn sinh thái dệt may được áp dụng ở các nước châu Âu về hàm lượng phóc - môn tồn dư được chấp nhận ở trong vải cũng thể hiện nhóm vải trang trí nội thất như: rèm cửa, thảm, đệm bọc, ga có hàm lượng formaldehyde được cho phép cao nhất: 300 ppm (phần triệu). Thấp nhất là nhóm vải dành cho trẻ em: 20 ppm và nhóm vải mặc trực tiếp với da như đồ lót là 75 ppm.

Như vậy, hàm lượng phóc - môn tồn dư được chấp nhận ở trong nhóm vải rèm cửa, thảm, đệm bọc có tỷ lệ cao gấp 15 lần so với hàm lượng được cho phép trong quần áo trẻ em. Vì thế, ở các nước châu Âu, vải dệt được chia làm 4 nhóm với lượng formaldehyde tồn dư chấp nhận ở mức cụ thể như sau: nhóm vải cho trẻ em: 20ppm; nhóm vải mặc trực tiếp với da: 75ppm; nhóm vải mặc ngoài: 300ppm; nhóm vải trang trí nội thất: 300ppm. Một chuyên gia trong ngành dệt may chuyên nhập khẩu vải sợi cho biết, hiện nay quy định của Việt Nam và nhiều nước khác về tiêu chuẩn chất lượng vải lại không đề cập đến formaldehyde (trừ Hoa Kỳ, Nhật, châu Âu). Do vậy mà các lô quần áo nhập khẩu vào Việt Nam không bị kiểm nghiệm tiêu chuẩn này.