Kết quả điều tra của Bộ TN&MT cho thấy, người dân ở 255 làng nghề của Hà Nội (với 6 loại hình sản xuất khác nhau) thường bị nhiễm bệnh về hô hấp, tai mũi họng và bệnh ngoài da. Ô nhiễm nước diễn ra nghiêm trọng tại làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm, chăn nuôi và giết mổ, làng nghề tái chế giấy (ô nhiễm hữu cơ) như Dương Ổ, Phú Lâm thuộc Bắc Ninh, dệt nhuộm (nước thải chứa nhiều hóa chất) như ở Vạn Phúc (Hà Nội), tái chế kim loại (ô nhiễm kim loại nặng) như ở Đa Hội (Bắc Ninh), Đa Sỹ (Hà Nội). Trong khi đó, ô nhiễm không khí diễn ra nặng nề tại làng nghề gốm sứ, vật liệu xây dựng và khai thác đá (ô nhiễm bụi), làng nghề tái chế phế thải (ô nhiễm bụi chứa kim loại nặng và vật liệu độc hại) như làng Triều Khúc (Thanh Trì, Hà Nội)...
Ông Vũ Như Hạnh - Phó giám đốc thường trực Sở KH&CN cho biết, năm 2009, Sở đã triển khai thực hiện 210 đề tài, dự án, trong đó có 99 đề tài nghiên cứu khoa học và 14 dự án sản xuất thử nghiệm mới. Sở đã thẩm định 31 hồ sơ dự án đầu tư trong các lĩnh vực xử lý chất thải, hiện đại hóa các cơ sởy tế, các dây chuyền giết mổ gia súc, gia cầm... Trong đó, có những dự án đầu tư có quy mô lớn, công nghệ tiên tiến như công trình nhà máy xử lý nước thải Yên Sở, công suất 200.000 m3/ngày, đêm, với tổng mức đầu tư hơn 300 triệu USD...; Tham gia quản lý công nghệ dự án nghiên cứu, ứng dụng công nghệ hút bùn của Cộng hòa Liên bang Đức để phục hồi và ổn định bền vững một số của Hà Nội và dự án nghiên cứu, thiết kế, chế tạo một số hệ thống thiết bị nhằm hoàn thiện mô hình xử lý chất thải rắn đô thị theo công nghệ Seraphin, đảm bảo phù hợp với điều kiện Việt Nam để nhân rộng và áp dụng trong nước.