Đầu tư của Mỹ vào Việt Nam sẽ “sang trang” khi TPP được thực hiện!

 Nhiều kỳ vọng về quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ sẽ phát triển mạnh mẽ hơn khi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) được 12 nước ký kết và thực hiện

Nhiều kỳ vọng về quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ sẽ phát triển mạnh mẽ hơn khi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) được 12 nước ký kết và thực hiện
“Ngay từ khi BTA được ký kết năm 2000, vấn đề công khai, minh bạch và ổn định về pháp luật đã được nhắc đến là điều kiện thiết lập quan hệ thương mại giữa hai nước. Tuy nhiên, tính minh bạch đặc biệt là sự ổn định luật pháp kinh tế của Việt Nam còn chưa đáp ứng các yêu cầu của DN Mỹ. Bên cạnh đó, sở hữu trí tuệ là yêu cầu then chốt nhất của các nhà tư bản Mỹ, họ đòi hỏi phải thiết lập chặt chẽ bản quyền, thương quyền và nhượng quyền sở hữu trong mọi lĩnh vực kinh tế. Tuy nhiên, hàng giả, hàng nhái tại Việt Nam vẫn là thách thức với nhà đầu tư Mỹ”, ông Mại chia sẻ.
 
Theo G.S Mại, trong thời gian tới, nếu TPP được thông qua, chắc chắn Việt Nam sẽ phải khác trong mắt các nhà đầu tư Mỹ và sân chơi lớn.
 
“TPP đặt ra những tiêu chuẩn rất cao về hành lang pháp lý và những tiêu chuẩn đặc thù của kinh tế thị trường. Điều đầu tiên là Việt Nam phải kế thừa các cải cách của mình, sau đó là tuân thủ luật lệ quốc tế. TPP đề cao tính minh bạch, ổn định và sở hữu trí tuệ để bảo vệ quyền lợi Mỹ, nhà tư bản nước ngoài, qua đó bảo vệ quyền lợi của kinh tế thị trường. Chính vì vậy, Việt Nam phải nỗ lực trong cải thiện chính sách để có thể sánh bước và chơi sòng phẳng với 11 cường quốc, trong đó là Mỹ”, ông Mại nhấn mạnh.
 
Theo con số cập nhật về đầu tư Mỹ vào Việt Nam đến hết tháng 4/2016 của Cục Đầu tư nước ngoài Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT), Hoa Kỳ đã đầu tư 11,73 tỷ USD vào Việt Nam, trở thành 1 trong 10 quốc gia đầu tư hàng đầu vào Việt Nam. Nhiều tập đoàn lớn của Hoa Kỳ như Intel, General Electric, Microsoft, AIG, Coca-Cola, Chevron… đã có các khoản đầu tư lớn tại Việt Nam và hoạt động hiệu quả trong nhiều năm qua.
 
Chia sẻ với báo chí ngày 23/5, ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT khẳng định: "Cần phải nói rõ, con số thống kê hơn 11 tỷ USD chưa phản ánh đầy đủ đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ tại Việt Nam, do một số công ty Hoa Kỳ như Intel, Coca-Cola, Procter & Gamble, ConocoPhillips… đầu tư vào Việt Nam thông qua các chi nhánh, công ty con của mình tại một số thị trường khác như British Virgin Islands, Singapore, Hồng Kông...”
 
Ông Dũng nói thêm: "Các nhà đầu tư Hoa Kỳ, với tiềm lực tài chính mạnh mẽ và trình độ quản lý tiên tiến, hiện đại, luôn đòi hỏi sự minh bạch trong chính sách pháp luật, họ sợ phải chạy lòng vòng bởi cơ chế “xin - cho”, nên họ chủ yếu đầu tư vào các lĩnh vực công nghệ cao, lĩnh vực dịch vụ có trình độ quản trị cao như tài chính - ngân hàng…, nên nhà đầu tư Hoa Kỳ cũng đòi hỏi chất lượng nguồn nhân lực ở mức độ cao…".
 
Hiện các nhà đầu tư Mỹ đã có mặt tại 42/63 địa phương của cả nước, nhưng chủ yếu tập trung tại các thành phố và địa phương lớn nơi có điều kiện cơ sở hạ tầng thuận lợi và khu vực phát triển kinh tế năng động như Bà Rịa – Vũng Tàu, TP. HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Hà Nội, Hải Phòng.
 
Đánh giá về triển vọng TPP đối với quan hệ Việt - Mỹ, ông Nguyễn Đình Lương, nguyên Trưởng đoàn Đàm phán Việt Nam tại Hiệp định thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ (năm 2000) cho rằng: "Hoa Kỳ trước sau sẽ thông qua bởi đây là sân chơi và lợi ích mà Mỹ đặt ra. Hệ thống luật của TPP là do Hoa Kỳ vạch ra, nó sẽ bảo vệ các lợi ích Mỹ trong hiện tại và cả tương lai, vì vậy không cứ gì không đưa vào thực hiện cả".
 
“Mặc dù nhiều kỳ vọng, song sân chơi TPP không phải màu hồng cho Việt Nam. Trong đàm phán TPP, Hoa Kỳ đưa ra những đòi hỏi cao hơn nhiều, đó là tháo gỡ hết mọi rào cản thương mại, tự do hóa tối đa các hoạt động đầu tư, dịch vụ, yêu cầu cao về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ môi trường. Việt Nam sẽ là nước khó khăn trong cuộc đàm phán TPP này vì Việt Nam là nước có nền kinh tế kém nhất và hệ thống pháp luật "khập khiễng" nhất trong số các nước đang đàm phán. Không thể có chuyện như có người nói rằng TPP sẽ là một bữa "đại tiệc" của Việt Nam”, ông Lương khẳng định.
 
Theo ông Lương, theo thông lệ và cũng không thể khác là Hoa Kỳ đang "cầm cái" việc đưa ra các quy định, quy chuẩn. TPP là hiệp định mẫu của thế kỷ XXI, nghĩa là người Mỹ luôn mong muốn khẳng định vị thế của một nước đi đầu và chi phối quá trình tự do hóa thương mại.
 
Gia nhập TPP, Việt Nam sẽ được vào chơi trên một sân chơi đẳng cấp, sân chơi của các đại gia. Do đó, theo vị chuyên gia, Việt Nam trước hết phải xóa hết những tư duy và cung cách làm ăn đang lẩn quất, đang vương vấn, nhập cuộc với tư duy kinh tế toàn cầu hoá, kinh tế thị trường, để rồi xây dựng thể chế kinh tế mới, hoàn thiện hệ thống pháp luật.
 
"Nếu không có hệ thống pháp luật phù hợp TPP, không có môi trường kinh doanh TPP thì không thể khai thác được lợi thế của TPP. Ông cha ta vẫn thường dạy con cháu không để "đói lòng há miệng chờ sung". Ta không chờ khi có TPP, có sức ép mới khởi động. Những việc trước sau cũng phải làm thì làm đi. Dọn nhà cho sạch trước khi khách đến", ông Lương khuyên.