Đầu tư tại Việt Nam: Giải pháp cho bài toán Năng Suất Lao Động
Trong năm 2014 – 2015, chính phủ Việt Nam có nhiều cải cách về hành lang luật, các thỏa thuận song phương chuẩn bị hoàn tất như TPP, AEC và nhiều chính sách ưu đãi dành cho các nhà đầu tư nước ngoài ở nhiều lĩnh vực công nghệ, dịch vụ, sản xuất… Đó sẽ là thuận lợi cho việc thu hút các nhà đầu tư vào tham gia vào thị trường Việt Nam.
Bên cạnh đó, sự ổn định về mặt kinh tế chính trị cùng với thị trường hấp dẫn hơn 90 triệu dân với độ tuổi vàng cao, sức tiêu dùng lớn là những ưu điểm lớn trong việc phát triển kinh doanh tại Việt Nam. Tuy nhiên một vấn đề đáng quan ngại là hầu hết các lĩnh vực đầu tư nước ngoài sử dụng thâm hụt lao động cao và đa phần làm gia công hàng hóa nên vấn đề chi phí lao động đòi hỏi cạnh tranh và năng suất lao động hiệu quả là yếu tố để đảm bảo hiệu quả kinh doanh cho nhà đầu tư.
Năng suất lao động là một trong những yếu tố gây lo ngại nhất cho doanh nghiệp
Một trong những vấn đề gây trở ngại nhất cho các nhà đầu tư nước ngoài là tình trạng năng suất lao động của Việt Nam đang thuộc nhóm thấp nhất Châu Á – Thái Bình Dương. Như đề cập ở phần trên đầu tư nước ngoài vào Việt Nam hầu như trong lĩnh vực lắp ráp gia công có sử dụng hàm lượng lao động cao trong cấu phần gia tăng giá trị doanh nghiệp, nên nếu so sánh thì năng suất lao động bản chất là thấp và phụ thuộc vào sức người hơn là giá trị gia tăng từ tri thức.
Về mặt chi phí lao động luôn tăng hàng năm từ 10 -15% do hiệu chỉnh mức lương cho người lao động, ngoài ra còn các chi phí khác cũng tăng theo nhưng năng suất lao động hàng năm nếu tính trên bình quân lao động hiện tại tăng luôn dưới 10%, như vậy về bản chất là chi phí lao động có khuynh hướng gia tăng và giảm hiệu quả hoạt động.
Để giải quyết bài toán này đòi hỏi doanh nghiệp phải liên tục cải tiến và nâng cao hiệu quả hoạt động, giảm thiểu dư thừa, lãng phí, năng cao kỹ năng nhân viên và đặc biệt là luôn tập trung đào tạo thái độ lao động nhằm thay đổi hành vi và thói quen lao động thiếu tính công nghiệp của đa phần người lao động tại các doanh nghiệp. Song song đó các chính sách quản lý hiệu quả công việc cá nhân và đãi ngộ cần phải được áp dụng nhằm giúp cho đội ngũ lao động hướng đến việc gia tăng năng suất, thu nhập cao khi doanh nghiệp và người lao động cam kết đến hiệu quả cao trong doanh nghiệp, đây cũng chính là mối hợp tác win –win của cả doanh nghiệp lẫn đội ngũ nhân sự trong chính doanh nghiệp của mình.
Thực trạng cho thấy cũng không ít nhà đầu tư quá chạy theo các mục tiêu kinh doanh và lợi nhuận nhưng đặt nhẹ vần đề đào tạo và phát triển ngồn nhân lực dài hạn, xây dựng một đội ngũ nhân sự có trang bị kiến thức quản trị chuyên nghiệp, áp dụng công cụ cải tiến liên tục và chính sách tưởng thưởng từ việc tạo ra sự gia tăng năng suất lao động bền vững.
Đâu là giải pháp hữu hiệu?
Với các doanh nghiệp đa quốc gia hàng đầu trên thế giới thì với trải nghiệm hoạt động hàng nhiều năm, ở nhiều quốc gia nên họ luôn có ngân sách dành có các chương trình cải tiến năng cao quản trị cũng như năng suất lao động một cách rất cam kết và liên tục. Các vấn đề về giải pháp và các chương trình hành động luôn được đề cao và được tính toán trên hiệu suất đầu tư (ROI) nên về nguyên tắc họ sẽ thu được các lợi ích từ chính các khoản đầu tư này một cách thông minh và dài hạn.
Đối với những doanh nghiệp không đủ các nguồn lực như vậy, vẫn có thể áp dụng được các giải pháp hữu hiệu khác. Việc sử dụng hiệu quả và thông minh các nguồn lực của các đối tác chiến lược, các nhà cung ứng nguyên liệu, các nhà cung ứng dịch vụ, đội ngũ con người… tại nước sở tại là quyết định sự thành công lớn nhất của doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Thuận lợi lớn nhất là những đơn vị này có kinh nghiệm và có sẵn các hệ thống công cụ được công nghệ hóa nên vấn đề định lượng và quản lý hết sức hiệu quả. Kết nối với các đơn vị giải pháp nhân sự là một chiến lược cung ứng quan trọng cần được áp dụng nhằm tối ưu hóa nguồn nhân lực, chuyên nghiệp hóa quản trị nhân sự và linh hoạt cao trong các tình huống kinh doanh tại nước sở tại.
Một vấn đề thách thức là làm sao quản trị thay đổi một cách nhanh chóng và hiệu quả trong một ngữ cảnh thế giới thay đổi liên tục cũng như chính sách các quốc gia cũng nhiều rào cản và biệt lệ. Chính việc sử dụng sự hiểu biết đặc thù và văn hóa kinh doanh tại Việt Nam của các đơn vị cung ứng nhân lực là một yếu tố không thể thiếu trong việc thực thi và nâng cao chất lượng hiệu quả nhân lực cũng như đầu tư tại đây.