Định hướng đối tác đầu tư & thị trường xúc tiến đầu tư của Việt Nam – 2009

·         Tập trung cho công tác giải ngân có hiệu quả nguồn vốn FDI của các dự án đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư (trong 2 năm trở lại đây), thông qua các hoạt động hỗ trợ giải quyết các khó khăn vướng mắc các dự án này gặp phải tại địa bàn đầu tư.
·         Về địa bàn XTĐT: phải tăng cường các mối liên hệ và kênh tiếp cận các nhà đầu tư tại các thị trường trọng điểm là Nhật Bản, Mỹ và EU. Ngoài những địa bàn trên sẽ có hướng thu hút thêm đầu tư từ các địa bàn mới nhiều tiềm năng như Nga và Trung Đông.
·         Về lĩnh vực thu hút đầu tư: cần xác định rõ đối tượng thu hút đầu tư là những đối tác, tập đoàn thực sự có khả năng về tài chính và công nghệ để triển khai các dự án đầu tư, đảm bảo các yêu cầu môi trường, và sẵn sàng chuyển giao công nghệ cho phía Việt Nam. Đặc biệt, cần XTĐT nhằm đưa các ngành công nghiệp Việt Nam tham gia vào các chuỗi giá trị/ hệ thống sản xuất toàn cầu của các tập đoàn quốc tế.
 
Để đảm bảo công tác XTĐT trong thời gian tới đi theo đúng những định hướng trên, về phía Cục ĐTNN, là cơ quan XTĐT ở cấp Trung ương và các trung tâm, là cơ quan XTĐT ở cấp vùng, sẽ tập trung vào các nhiệm vụ sau:
·         Tăng cường cho các Trung tâm cả về mặt số lượng và chất lượng của đội ngũ cán bộ làm công tác XTĐT. Đặc biệt, đầu tư mạnh cho công tác đào tạo nâng cao kiến thức và kỹ năng XTĐT.
·         Tích cực thúc đẩy quan hệ hợp tác với các cơ quan tổ chức là đầu mối, đại diện cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp trong và ngoài nước nhằm tăng cường trao đổi thông tin, cơ hội đầu tư.
·         Tăng cường vai trò và mở rộng hoạt động của các Trung tâm, trong đó có SFIC, là cơ quan điều phối cấp vùng đối với các hoạt động XTĐT, không chỉ ở các địa phương là trung tâm kinh tế công nghiệp của vùng như Tp. HCM, Đồng Nai, Bà Ria – Vũng Tàu .. mà vươn xa hơn tới các địa phương có điều kiện kinh tế khó khăn như ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long để tăng cường vận động vào các vùng này.
·         Thời gian tới, Bộ KHĐT sẽ cử cán bộ làm đại diện đầu tư cùa Việt Nam tại 9 địa bàn trọng điểm ( gồm Hoa Kỳ, Đức, Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan, Dubai và Quatar). Vì vậy, cục ĐTNN và các trung tâm sẽ cần phải có các phương thức phối hợp để trao đổi thông tin và sử dụng hiệu quả hệ thống chân rết về XTĐT ở nước ngoài này.
·         Liên quan tới vấn đề đổi mới phương thức XTĐT, cần phát huy việc sử dụng các phương tiện truyền thông hiện đại như website, quảng cáo … vào việc quảng bá môi trường đầu tư Việt Nam, nâng cao chất lượng tài liệu XTĐT, sử dụng sự tham gia của các chuyên gia tư vấn nước ngoài trong công tác XTĐT.