Đồng bằng sông Cửu Long, liên kết để tăng sức mạnh
Hội thảo nhằm lấy ý kiến và xây dựng dự thảo liên kết, trên cơ sở tiếp thu ý kiến đóng góp của các Bộ ngành và các địa phương, Dự thảo báo cáo vấn đề liên kết này sẽ được sửa đổi và hoàn chỉnh. Sau đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ ban hành cơ chế liên kết vùng ĐBSCL.
ĐBSCL có thế mạnh sản xuất nông sản lớn nhất nước, TP.Hồ Chí Minh là vùng trọng điểm thu hút đầu tư phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ kho vận.Trong thời gian qua, 13 tỉnh thành trong vùng ĐBSCL đã chủ động liên kết song phương với TP.Hồ Chí Minh, tổng kết bước đầu cho thấy đây là một liên kết tất yếu mang lại lợi ích cho cả hai bên. Mặc dù hiện nay một số tỉnh thành trong vùng ĐBSCL đã chủ động liên kết với nhau, nhưng sự liên kết đó vẫn còn mờ nhạt, chưa mang lại hiệu quả như mong muốn.
Để phát huy hiệu quả liên kết, Chính phủ cần phải có quy hoạch tổng thể và phân cấp quản lý mạnh hơn cho các địa phương để địa phương mạnh dạng hơn trong điều hành phát triển tại địa phương minh, tuy nhiên,Trung ương vẫn phải có cơ chế quản lý, giám sát chặt chẽ. Thực tế hiện nay việc quản lý Nhà nước còn chồng chéo ở một số lĩnh vực, đó là ý kiến đóng góp của đa số đại biểu tại Hội thảo.
Thứ Trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy Đông cho biết, sau Hội thảo này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ tiếp tục tiếp nhận ý kiến đóng góp, hiến kế của tất cả những ai có tâm huyết, có nghiên cứu và mong muốn góp sức mình vì sự phát triển bền vững cho vùng ĐBSCL.