Dự án đường bộ, hầm miền Trung vào “cuộc đua” tiến độ

Dự án đường bộ, hầm miền Trung vào “cuộc đua” tiến độ

 Liên kết để bình ổn giá vật liệu 







Dự án (DA) nâng cấp mở rộng QL1A dài 37,7km, đoạn qua huyện Vạn Ninh và thị xã Ninh Hòa (tỉnh Khánh Hòa) có mức vốn 2.664 tỷ đồng do Công ty cổ phần đầu tư BOT Đèo Cả thực hiện theo hình thức BOT, thu phí thời hạn 22 năm. 







Ông Trần Anh Tuấn - Tổng Giám đốc Công ty cổ phần đầu tư BOT Đèo Cả Khánh Hòa cho biết để thực hiện DA công ty phải đối đầu với thách thức là tình trạng khan hiếm nguyên vật liệu. Vật liệu ở đây chính là đá để làm đường; việc các mỏ đá tại địa phương bắt tay nhau, liên tục ép, nâng giá (có trường hợp tăng 50%)… khiến chủ đầu tư không thể thực hiện đúng tiến độ, đẩy kinh phí đầu tư của dự án lên cao.

Nhìn ra “điểm yếu” này, chủ đầu tư (công ty CP BOT Đèo Cả) đã chủ động hợp tác với các nhà phân phối để tìm nguồn cung cấp đá ổn định cho dự án. Tuy nhiên nếu chỉ mua - bán đơn thuần thì nguồn ra vẫn không đảm bảo. Chủ đầu tư và đơn vị phân phối đã mạnh dạn đầu tư vốn, máy móc vào công ty TNHH Khoáng sản Thiên Hà (chủ mỏ đá Hòn Giốc Mơ) 

Sự hợp tác này lập tức có kết quả, chỉ trong thời gian ngắn mỏ đá Hòn Giốc Mơ đã cung cấp đủ và ổn định cho dự án, giá bình ổn thấp hơn thị trường 30%. Khối lượng đá cho toàn bộ dự án này ước khoảng 1 triệu khối, hiện đã thực hiện được 1/2 (tức 500 ngàn khối) 







Ông Tuấn cũng cho hay: “Theo kế hoạch, tháng 12/2015 đoạn đường này sẽ được đưa vào khai thác, sử dụng. Tuy nhiên với tiến độ và chủ động nguồn vật liệu như hiện nay, chúng tôi dự kiến sẽ về đích trước 6 tháng” 







Dự án nghìn tỷ tăng tốc từng ngày 







Tại khu vực này, dự án hầm đường bộ qua Đèo Cả do Công ty Cổ phần Đầu tư Đèo Cả làm chủ đầu tư cũng đang tăng tốc từng ngày. Đây là dự án có số vốn lên tới 15.603 tỷ đồng, được khởi công từ cuối tháng 11/2012, dự kiến hoàn thành vào năm 2016. 







Đây là dự án BOT- BT lớn nhất Việt Nam từ trước đến nay do tư nhân chủ động lập hồ sơ, đề xuất thực hiện. Việc kết hợp hình thức BOT-BT là một cách vận dụng sáng tạo về phương thức đầu tư với mục đích nâng cao tính khả thi của dự án. 







Theo ông Lê Quỳnh Mai - Giám đốc ban quản lý các dự án đầu tư Đèo Cả, dự án đang được đẩy nhanh, đặc biệt là giai đoạn trước và sau tết Nguyên đán 2014, đến thời điểm hiện nay tiến độ đáp ứng được kế hoạch đề ra.

 

ss
Cửa hầm đèo Cả đang được thi công

Ông Nguyễn Văn Quảng - Phó giám đốc điều hành gói thầu số 2 thuộc Công ty CP Sông Đà 10 (đơn vị thi công một nhánh của hầm đường bộ Đèo Cả) cũng cho biết, hiện đơn vị đã thực hiện được 70% khối lượng san lấp cửa hầm. Cuối tháng 3/2014 sẽ mở cửa và chính thức khoan thân hầm Cổ Mã.. 







“Chủ đầu tư hỗ trợ rất tốt như thực hiện bàn giao mặt bằng sớm, ứng trước tiền cho nhà thầu thi công. Với tiến độ hiện nay, chúng tôi sẽ bàn giao trước ngày 15/11/2015 như cam kết với chủ đầu tư”, ông Quảng nói 







Giải bài toán tái định cư

 

Là người trực tiếp vận động nhân dân nhận đất tái định cư, nhường mặt bằng cho thi công dự án hầm Đèo Cả, ông Phạm Tấn Phát - nguyên Phó đốc Công an tỉnh Phú Yên nhìn nhận: “Công tác vận động người dân nhận tiền đền bù, vào khu tái định cư dự án đường hầm Đèo Cả tại địa bàn tỉnh Phú Yên đạt kết quả tốt”.

Theo UBND huyện Đông Hòa, sau khi nhận bàn giao khu tái định cư 6,5 ha tại xã Hòa Xuân Nam (bắc đèo Cả) từ chủ đầu tư vào tháng 11/2013, 161 lô đất đã được bàn giao, có 80 hộ dân nhận đất xây nhà. Mô hình khu tái định cư kiểu mẫu đang dần hình thành: gồm chợ, nhà trẻ, công viên, nhà văn hóa thôn…không kém gì một thị trấn mới được xây dựng.\

Ông Nguyễn Tài, Chủ tịch huyện Đông Hòa (Phú Yên) cho biết, trong tháng 3/2014 huyện đã bàn giao đầy đủ mặt bằng cho chủ đầu tư. Hiện các tuyến đường chính, đường công vụ cũng đã được bàn giao… 







Ở phía Nam hầm đèo Cả, việc tái định cư cho người dân bị ảnh hưởng bởi dự án cũng được chủ đầu tư quan tâm. Hiện các nhà thầu đang tích cực thi công, hoàn thành hạng mục san nền phục vụ cho tái định cư các hộ dân trên tuyến đường dẫn phía Nam. Khối lượng san nền đến nay đạt khoảng 50%. 







Ngoài ra để phục vụ tái định cư cho các hộ dân thuộc đoạn tuyến công vụ N1 (ưu tiên để thi công đường công vụ vào cửa hầm), chủ đầu tư đang đốc thúc nhà thầu tập trung hoàn thành 4 lô nền (80 hộ dân) vào đầu tháng 4/2014. Khối lượng thực hiện đến nay đạt khoảng 65% yêu cầu