Kinh tế vĩ mô Việt Nam tiếp tục ổn định trong năm 2014
Theo thông tin từ Bộ Giao thông Vận tải (GTVT), bộ đã yêu cầu đơn vị tư vấn hoàn thành lập dự án vào giữa tháng 8 để tháng 10-2014 sẽ tiến hành khởi công xây cầu này và dự kiến hoàn thành trong vòng 15 tháng.
Để xây dựng cầu Bình Lợi, đơn vị tư vấn đã đưa ra 5 phương án gồm phương án 1A là cải tạo, sửa chữa thành cầu quay; phương án 1B là cải tạo, sửa chữa thành cầu cất (một phần của cầu có thể được nâng lên để tàu thuyền trên sông dễ dàng qua lại); phương án 1C là cải tạo và sửa chữa nâng cao toàn bộ cầu cũ.
Hai phương án khác cũng được đề xuất là phương án 2A xây dựng mới cầu Bình Lợi (không di dời ga Bình Triệu); phương án 2B xây dựng mới cầu Bình Lợi và di dời ga Bình Triệu
Một nguồn tin từ Bộ GTVT cho biết, trong cuộc họp ngày 15-7 để chọn phương án xây cầu, hầu hết các ý kiến đều chọn phương án 2A vì phù hợp với dự án đầu tư đường sắt Trảng Bom - Hòa Hưng và phù hợp với quy hoạch của TPHCM.
Cầu Bình Lợi sau 110 năm khai thác đã bị xuống cấp nghiêm trọng, chiều cao thông thuyền hiện tại của cầu chỉ có 1,8 mét nên khi có thủy triều lên nhiều tàu, thuyền đã mắc kẹt dưới gầm cầu, ảnh hưởng đến sự an toàn của các đoàn tàu. Do tàu, thuyền mắc kẹt có khả năng dẫn đến sập cầu, TPHCM đã nhiều lần có văn bản kiến nghị Bộ GTVT ưu tiên bố trí vốn xây đường sắt trên cao vượt sông Sài Gòn để thay thế cầu đường sắt Bình Lợi hiện nay. Cầu đường sắt Bình Lợi là đoạn quan trọng nhất của dự án đường sắt Trảng Bom - Hòa Hưng để kết nối vào ga Sài Gòn. |