Ngành vận tải biển: 1.000 đồng vốn và 27 đồng lợi nhuận

Quý I/2011, ngành vận tải biển thế giới nói chung gặp nhiều khó khăn khi chỉ số vận tải biển BDI giảm tổng cộng 10% trong quý I so với cuối năm 2010 đồng thời số lượng các tàu chở hàng tăng đột biến, bỏ xa nhu cầu.

Các doanh nghiệp kinh doanh vận tải, cảng biển và dịch vụ tại cảng cũng không thoát khỏi tình trạng khó khăn đó. Nhiều doanh nghiệp, ngoài việc phải chịu chung số phận ngành vận tải biển quốc tế, còn phải gánh thêm chi phí lãi vay ngày càng tăng cao. Đa phần, do đặc trưng phải mua tàu biển với giá trị lớn, một số doanh nghiệp có dư nợ vay rất cao. Khoản dư nợ vay trở thành gánh nặng khi lợi nhuận ngành không bằng lãi vay phải trả.

Khảo sát lợi nhuận 21 doanh nghiệp niêm yết kinh doanh trong ngành vận tải biển, dịch vụ tại cảng quý I/2011, có: 

KQKD Qúy I-Ngành vận tải biển
Q1/2011 Q1/2010 Tăng/giảm
DDM 0.06 0.17 -64.71%
MAC -2.9 0.07  
MHC 1.99 -50.92  
PRC -0.11 0.08  
SFI 7.1 4.35 63.22%
SGS -14.8 1.81  
SHC -0.76 -3.5  
SSG 0.73 0.94 -22.34%
STG 6.16 7.69 -19.90%
TCL 18.12 22.96 -21.08%
TMS 5.15 12.17 -57.68%
VFR 2.78 3.06 -9.15%
VNA 7.83 14.91 -47.48%
VNL 3.39 4.61 -26.46%
VSC 42.78 36.67 16.66%
VSG -3.84 -7.12  
VSP -46.59 11.62  
VST 3.93 24.42 -83.91%
DVP 34.88 16.92 106.15%
DXP 9.68 13.54 -28.51%
GMD 35.96 31.15 15.44%
Tổng 111.54 145.6 -23.39%
  • Tổng lợi nhuận ngành đạt 111,54 tỷ đồng, giảm 23,4% so với cùng kỳ. Nếu lấy số lợi nhuận này chia cho 21 doanh nghiệp thì bình quân mỗi doanh nghiệp chỉ tạo ra 5,31 tỷ đồng lợi nhuận trong quý I. Nếu so với hơn 4.110 tỷ đồng tổng vốn điều lệ của các doanh nghiệp này, tỷ suất lợi nhuận/vốn điều lệ đạt chưa đầy 2,73% trong quý I tức 1000 đồng vốn mới tạo ra 27 đồng lợi nhuận.
  • 6/21 doanh nghiệp lỗ quý I. Trong đó, VSP lỗ 46,6 tỷ đồng, nhiều nhất xét về con số tuyệt đối.
  • 10/21 doanh nghiệp có lợi nhuận thấp hơn cùng kỳ.
  • 5/21 doanh nghiệp có lợi nhuận tăng so với cùng kỳ. Trong đó, mức tăng lớn nhất thuộc về DVP với mức tăng trưởng 106%.