Quảng Nam: Tìm vốn đầu tư hạ tầng Cảng hàng không Chu Lai

Theo đó, Ban Quản lý Khu kinh tế mở Chu Lai hướng dẫn Cảng hàng không Chu Lai khảo sát, lựa chọn địa điểm thích hợp để xây dựng bãi đậu, đỗ xe trên tuyến đường vào nhà ga sân bay Chu Lai và giải quyết các thủ tục theo quy định.
 
Bên cạnh đó, ông Đinh Văn Thu cũng yêu cầu Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam liên hệ, sắp xếp lịch để Bí thư Tỉnh ủy và Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam làm việc với Tổng Giám đốc Hãng hàng không Vietjet Air về đầu tư hạ tầng sân bay và Cảng hàng không Chu Lai trong những năm tới.
 
Cảng hàng không Chu Lai đang được các Bộ ngành Trung ương và lãnh đạo tỉnh Quảng Nam gấp rút tìm vốn nâng cấp, mở rộng.
 
Ở một diễn biến khác, với số vốn dự kiến đầu tư 2 giai đoạn hơn 9.500 tỷ đồng, Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Thiên Tân (Thien Tan Group - Quảng Ngãi) và Tập đoàn Jk & D Intrernational, Ltd  (Hoa Kỳ) cũng  đang tích cực tìm nguồn để cùng tham gia Dự án nâng cấp, mở rộng Sân bay Chu Lai tại tỉnh Quảng Nam.
 
Dự án Đầu tư nâng cấp mở rộng sân bay quốc tế Chu Lai do liên danh Tư vấn Tedi (Việt Nam) và OCG (Nhật Bản) đề xuất sẽ  rộng khoảng 2.700 ha, phía Tây Bắc giáp KKT mở Chu Lai, phía Đông Nam giáp KKT Dung Quất, phía Đông bắc giáp biển, phía Tây Nam giáp QL1A.
 
Giai đoạn 1 (từ năm 2016-2020): Đầu tư nhà ga hành khách đạt công suất 2 triệu khách/năm, nhà ga hàng hóa đạt 60.000 tấn/năm. Xây dựng đường băng 4000x60 và các đường lăn cần thiết đạt tiêu chuẩn 4F. Đầu tư trục đường chính sân bay và hệ thống giao thông kết nối. Việc đầu tư trước ở khu bay và nhà ga phía đông. Trong quá trình mở rộng, tiếp tục khai thác khu bay và nhà ga phía Tây.
 
Giai đoạn 2 (sau năm 2025): Đầu tư tổ hợp hạ tầng tương tự giai đoạn 1 ở phía đối diện qua đường trục trung tâm sân bay theo tiêu chuẩn 4F. Việc tiếp tục nâng cấp, mở rộng để đáp ứng công suất hàng 5 triệu tấn/năm như quy hoạch sẽ được thực hiện tùy theo sự gia tăng nhu cầu.