Buôn bán hai chiều Việt -Trung: Ba mục tiêu bị xô ngã
Có thể nói, nhận định đó chỉ có thể xuất phát từ một niềm tin kiên định và tầm nhìn xa trông rộng. Bởi lẽ, cho dù kim ngạch buôn bán hai chiều giữa hai nước năm 2001 đã vượt qua mốc 3 tỷ USD và theo lời Thủ tướng khi đó thì kim ngạch 10 tháng đầu năm 2002 đã đạt gần 2,8 tỷ USD, nhưng thực tế những năm cách đó không xa buôn bán hai chiều giữa hai nước không thể nói là đã phát triển bền vững, mà thậm chí còn rất “bập bõm”.
Xét trên quy mô tổng thể, buôn bán hai chiều giữa Việt Nam và Trung Quốc là mối quan hệ "độc nhất vô nhị". Mối quan hệ này không chỉ được lãnh đạo các cấp quan tâm trong các cuộc tiếp xúc thường xuyên, mà còn là mối quan hệ được doanh nhân hăng hái thực hiện.
Giúp độc giả có cái nhìn sâu sắc hơn, đây là giới thiệu bài viết 3 kỳ của tác giả Nguyễn Ngọc Trinh.
Cho đến thời điểm này, có thể nói, quan hệ buôn bán hai chiều giữa Việt Nam và Trung Quốc là mối quan hệ nếu không “độc nhất vô nhị” thì cũng đặc biệt.
Điều đặc biệt trước hết là ở chỗ, mối quan hệ này không chỉ được lãnh đạo các cấp cao nhất quan tâm trong các cuộc tiếp xúc rất thường xuyên, mà còn là mối quan hệ được tầng lớp doanh nhân hăng hái thực hiện khiến cho mục tiêu quan trọng hàng đầu nếu không bị những tác động tiêu cực rất mạnh của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu hiện nay thì chắc chắn sẽ không thể tránh khỏi tình trạng “quá tam ba bận” rất đáng mừng bị... “đổ”.
Trước hết, nhìn một cách tổng quát, cho dù quan hệ thương mại hai chiều giữa nước ta và Trung Quốc đã phát triển bùng nổ tới gần 56,8%/năm ngay trong chặng đường 10 năm đầu tiên bình thường hóa quan hệ, cao gấp 1,82 lần so với tốc độ tăng chỉ ở mức 31,17%/năm trong bảy năm gần đây. Tuy nhiên, vẫn có thể nói, bảy năm gần đây mới là giai đoạn phát triển mãnh liệt.
Sở dĩ như vậy là bởi lẽ, từ chỉ vỏn vẹn 33,7 triệu USD năm 1991 tăng lên 3,024 tỷ USD năm 2001, đây thực sự là giai đoạn phát triển “từ không tới có” trong quan hệ thương mại giữa hai nước, còn phát triển từ 3,024 tỷ USD đó lên cao ngất ngưởng tới 20,188 tỷ USD năm 2008 vừa qua mới thực sự là thách thức không dễ gì vượt qua.
Trong quá trình phát triển hết sức ngoạn mục đó, có thể nói, cái mốc 5 tỷ USD năm 2005 chính là bước đột phá đầu tiên.
Còn nhớ, vào thời điểm quan hệ giữa hai nước trải qua chặng đường 10 năm đầu tiên bình thường hóa, trước câu hỏi của phóng viên Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc ngày 11/12/2002: Kim ngạch buôn bán hai chiều giữa hai nước Trung Quốc và Việt Nam tăng gấp gần 100 lần.
Thủ tướng Phan Văn Khải của nước ta khi đó cho rằng, với cố gắng chung của cả hai nước, tiềm năng hợp tác kinh tế to lớn giữa Việt Nam và Trung Quốc sẽ được khai thác một cách có hiệu quả và mục tiêu đa kim ngạch buôn bán hai chiều giữa hai nước đạt 5 tỷ USD vào năm 2005 sẽ trở thành hiện thực.
Ảnh minh họa: nld, tin247. |
Chẳng hạn, năm 1996 là năm buôn bán hai chiều giữa hai nước đã tụt dốc 3,24%. Mặc dù, thời điểm đó, Việt Nam tăng đại nhảy vọt cả xuất khẩu lẫn nhập khẩu (33,16% và 36,64%), còn xuất khẩu của Trung Quốc cũng tăng 1,52% và nhập khẩu tăng 5,12%.
Tiếp theo, sau khi tăng mạnh 31,28% năm 1997, buôn bán hai chiều giữa hai nước lại giảm tốc chỉ còn 8,72%, đặc biệt là sau khi tăng đại nhảy vọt 106,94% năm 2000, thì năm 2001 lại rơi tự do xuống chỉ còn 2,93%.
Tuy nhiên, cái mốc 5 tỷ USD buôn bán hai chiều giữa hai nước nêu ra cho năm 2005 quả là quá chật hẹp, bởi ngay trong năm 2003, với việc vượt qua ngưỡng này, các doanh nghiệp hai nước đã cán đích sớm hai năm, còn đến cuối năm 2005 thì con số này đã tăng đại nhảy vọt lên 9,128 tỷ USD, vượt mục tiêu tới 82,56%.
Ba lần “đổ vỡ” chỉ trong nửa thập kỷ?
Cho dù hoàn thành sớm mục tiêu chỉ trong hơn nửa chặng đường năm năm như vậy là kết quả ngoạn mục trong buôn bán hai chiều giữa hai nước. Chính thực tế này cũng là một nguyên nhân quan trọng khiến nửa cuối thập kỷ hiện nay mới là giai đoạn lãnh đạo cao nhất của hai nước đã phải liên tục quan tâm tới việc tìm kiếm các mục tiêu mới. Đến thời điểm này chí ít cũng có hai mục tiêu bị “xô ngã”.
Đó là, tại cuộc hội đàm giữa Thủ tướng Phan Văn Khải và Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo ngày 7/10 tại Văn phòng Chính phủ, hai bên bày tỏ phấn khởi trước việc kim ngạch buôn bán song phương duy trì đà tăng trưởng liên tục trong nhiều năm,... tin tưởng... sẽ hoàn thành sớm hơn dự kiến mục tiêu nâng kim ngạch song phương lên 10 tỷ USD vào năm 2010.
Trong cuộc hội đàm giữa Chủ tịch nước Trần Đức Lương và Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào ngày 18/7/2005, hai bên đã nhất trí cho rằng, cần tạo động lực mới cho quan hệ thương mại song phương và cần nêu mục tiêu mới cho năm 2010 là đưa kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước lên 15 tỷ USD.
Tuy nhiên, mục tiêu mới cho dù đã cao gấp rưỡi này của hai Chủ tịch nước cũng đã không thể tồn tại lâu, bởi chỉ cần thêm một bước phát triển đột biến 49,13% năm 2007, kim ngạch buôn bán hai chiều cũng đã đại nhảy vọt lên 15,859 tỷ USD, cho nên lại thêm một lần hoàn thành mục tiêu trước thời hạn ba năm.
Cũng chính từ xuất phát điểm cao như vậy, cộng với việc kim ngạch năm 2008 vừa qua đã vượt ngưỡng 20 tỷ USD, cho nên ngưỡng cao gấp đôi mục tiêu ban đầu này hiển nhiên là phải bỏ qua và mục tiêu mới lần thứ ba đã được Thủ tướng hai nước ấn định cho năm 2010 trong chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng từ 20 đến 25/10/2008 vừa qua là 25 tỷ USD, tức là cao gấp 2,5 lần so với mục tiêu ban đầu.
Có thể nói, trong điều kiện quan hệ thương mại hai chiều giữa nước ta và Trung Quốc cũng như các quan hệ thương mại quốc tế nói chung đang phải gánh chịu những tác động bất lợi chưa từng có kể từ sau Đại chiến thế giới thứ II đến nay, hoạt động xuất nhập khẩu của từng nước đang ở trong tình trạng “chạy giật lùi”, cho nên mục tiêu này hầu như không thể bị “xô ngã” ngay trong năm nay, cho nên chỉ có thể hoàn thành đúng thời hạn nhờ sự nỗ lực của cả hai phía.
Nói tóm lại, xét trên quy mô tổng thể, nếu như không bị ảnh hưởng hết sức nặng nề của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu hiện nay, hầu như có thể “nói như đinh đóng cột” rằng, tất cả ba mục tiêu đề ra đều bị “xô ngã” một cách hết sức ngoạn mục, nhưng chỉ chừng ấy thôi thì cũng vẫn có thể khẳng định rằng, quan hệ thương mại hai chiều giữa nước ta và “người khổng lồ” phương Bắc đã vượt xa mong đợi.
Nhìn xa trông rộng và cuộc “đổ vỡ” thứ nhất