Trong khủng hoảng vẫn nhìn thấy cơ hội đầu tư

Mặc dù tình hình kinh tế toàn cầu đang trải qua thời kỳ ảm đạm với những nhận định không khả quan về hoạt động của các doanh nghiệp xuất khẩu và nội địa hiện đang trong tình trạng hoạt động sản xuất cầm chừng.
 
Một số doanh nghiệp FDI vẫn lạc quan về tình hình kinh tế của Việt Nam khi họ tiếp tục duy trì sản xuất, tuy hoạt động kinh doanh có giảm.
 
Theo các chuyên gia, có được kết quả khả quan này là vì hai lý do chính. Thứ nhất là nền kinh tế Việt Nam vẫn là một nền kinh tế hấp dẫn với nguồn lao động dồi dào, chi phí thấp, và những tiềm năng phát triển khác của thị trường.
 
Lý do thứ hai được cho là do khả năng lãnh đạo điều hành tốt của các doanh nghiệp.
 
Trong một cuộc phỏng vấn mới đây với Công ty Zamil Steel Việt Nam (ZSV), một công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực chế tạo nhà thép, Ông George Kobrossy – Tổng Giám đốc ZSV cho biết “Có nhiều tín hiệu để lạc quan hơn là lo ngại, vì thế các nhà máy của chúng tôi vẫn đang hoạt động tốt và với mạng lưới bán hàng tại khắp khu vực Châu Á Thái Bình Dương, chúng tôi vẫn nhận được các yêu cầu báo giá đều đặn”.
 
Trong ba tháng đầu năm, công ty đã ký nhiều hợp đồng, một số dự án tiêu biểu như nhà máy Shiseido tại Đồng Nai, Nhà máy Inax tại Đà Nẵng, nhà máy Polyco tại Hà Nam, nhà máy của tập đoàn United Paint tại Mynamar, nhà máy của Penta-Shimizu-Toa RJMD tại Philippines, nhà máy Thiên Phú tại Hà Nội, dự án nâng cấp trạm khai thác than tại Indonesia, và nhiều dự án khác.
 
Ông George cũng cho biết, tình trạng đi xuống của nền kinh tế toàn cầu sẽ là một thời kỳ sóng gió nhưng cũng là cơ hội và điều kiện để ZSV và các doanh nghiệp có tiềm lực mạnh phát triển, doanh nghiệp nhỏ và không có sức cạnh tranh thực sự sẽ bị loại khỏi thị trường.
 
Nhiều dấu hiệu chứng tỏ một số công ty quốc tế đang tranh thủ thời cơ này, tận dụng những ưu thế từ cuộc khủng hoảng để mở rộng hoạt động của họ tại Việt Nam – nước được coi là một trong những “nước chi phí thấp” (LCC).
 
Giá dầu và giá nguyên liệu thô giảm mạnh khiến cho số những nước có chi phí thấp ngày càng tăng lên, và các công ty nhạy bén sẽ tận dụng ngay ưu thế này của thị trường.

 
Ví dụ, trong khi tiêu thụ hàng hóa và hoạt động thương mại tại các nước phát triển suy giảm trầm trọng thì tại các nước đang phát triển như Việt Nam, chi phí sản xuất thấp hơn từ 20 đến 30% sẽ trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư.
 
Mặc dù mức lương của người lao động tại Việt Nam gần đây đã tăng đáng kể, Việt Nam vẫn đang chỉ là một miếng bánh nhỏ trong chiếc bánh chi phí lao động khi so sánh với những quốc gia phát triển.
 

 
Mặt khác Việt Nam có nhu cầu thị trường nội địa tiềm năng, hàng triệu người đã dần dần trở thành công dân hạng trung và khả năng tài chính của họ vẫn còn rất tiềm năng.
 
Chịu ảnh hưởng không quá nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, hiện tỉ lệ lãi suất thấp và tỉ lệ lạm phát đã chậm lại cùng với những tiềm năng đặc thù, Việt Nam vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn đầu tư FDI, và đang là một trong những lựa chọn, điểm đến an toàn cho các nhà đầu tư nước ngoài.