4 kiến nghị của Doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại Bình Dương
Doanh nghiệp Nhật Bản thời gian qua cũng bị ảnh hưởng do suy thoái kinh tế. Cụ thể, các doanh nghiệp điện - điện tử (chiếm 25% tổng đầu tư của doanh nghiệp Nhật Bản tại Bình Dương) bị khó khăn nặng nề vào khoảng cuối năm 2008 đầu năm 2009 nay đã dần hồi phục, có thể thực sự phục hồi vào khoảng tháng 5/2009. Doanh nghiệp lĩnh vực xe hơi, linh kiện cơ khí, dệt may đang suy giảm nặng và chưa có dấu hiệu hồi phục. Doanh nghiệp lĩnh vực thương mại ít bị suy giảm, riêng doanh nghiệp lĩnh vực y dược và thực phẩm không bị suy giảm, hoạt động bình thường như mọi năm.
Dù tình hình làm ăn khó khăn, nhưng Chi hội doanh nghiệp Nhật Bản tại Bình Dương nói riêng, Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản toàn Việt Nam nói chung luôn động viên các doanh nghiệp giữ lao động, cố gắng duy trì sản xuất bằng nhiều biện pháp như giảm giờ làm 3 ca thành 2 ca, 1 ca, thực hiện chính sách tiết kiệm... Việc giảm lao động, nhất là trong ngành dệt may - điện tử là có xảy ra, nhưng những lao động này đều giải quyết chế độ nghỉ việc theo đúng Luật Lao động có tình trạng sa thải hàng loạt lao động trong các doanh nghiệp Nhật Bản.
Với vai trò là người đại diện cho các doanh nghiệp Nhật Bản đã, đang và sẽ đầu tư vào Bình Dương, Hội trưởng có một số kiến nghị của cộng đồng doanh nghiệp tỉnh Bình Dương và mong Nhà nước Việt Nam xem xét các kiến nghị. Cụ thể:
-Phải ổn định nguồn điện. Năm qua, Điện lực Bình Dương đã cắt điện quá nhiều lần, làm ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất chủa các doanh nghiệp Nhật Bản. Riêng trong KCN VSIP II điện áp không ổn định, làm hư hỏng máy móc và hàng hoá.
-Công tác hoà giải lao động – ngăn ngừa đình công được thực hiện tốt hơn. Mong có nhiều hơn các cuộc đối thoại thẳng htắn giữa công nhân – công đoàn và doanh nghiệp.
-Chính sách thuế và luật pháp phải ổn định, nếu có thay đổi phải có thông tư hướng dẫn ban hành kịp thời. Cho dù luật pháp có thay đổi nhưng những gì đã cam kết trong hợp đồng phải được thực thi đầy đủ.
-Cần thiết lập kênh thông tin phản hồi giữa doanh nghiệp và lãnh đạo từ cấp tỉnh trở lên để hạn chế nạn tham nhũng. Cần học hỏi cách làm của các doanh nghiệp Nhật Bản, và Âu Mỹ khi xây dựng quy chế pháp lý nội bộ được xem như khung pháp lý doanh nghiệp đã hạn chế rất lớn nạn tham nhũng.
Dù tình hình làm ăn khó khăn, nhưng Chi hội doanh nghiệp Nhật Bản tại Bình Dương nói riêng, Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản toàn Việt Nam nói chung luôn động viên các doanh nghiệp giữ lao động, cố gắng duy trì sản xuất bằng nhiều biện pháp như giảm giờ làm 3 ca thành 2 ca, 1 ca, thực hiện chính sách tiết kiệm... Việc giảm lao động, nhất là trong ngành dệt may - điện tử là có xảy ra, nhưng những lao động này đều giải quyết chế độ nghỉ việc theo đúng Luật Lao động có tình trạng sa thải hàng loạt lao động trong các doanh nghiệp Nhật Bản.
Với vai trò là người đại diện cho các doanh nghiệp Nhật Bản đã, đang và sẽ đầu tư vào Bình Dương, Hội trưởng có một số kiến nghị của cộng đồng doanh nghiệp tỉnh Bình Dương và mong Nhà nước Việt Nam xem xét các kiến nghị. Cụ thể:
-Phải ổn định nguồn điện. Năm qua, Điện lực Bình Dương đã cắt điện quá nhiều lần, làm ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất chủa các doanh nghiệp Nhật Bản. Riêng trong KCN VSIP II điện áp không ổn định, làm hư hỏng máy móc và hàng hoá.
-Công tác hoà giải lao động – ngăn ngừa đình công được thực hiện tốt hơn. Mong có nhiều hơn các cuộc đối thoại thẳng htắn giữa công nhân – công đoàn và doanh nghiệp.
-Chính sách thuế và luật pháp phải ổn định, nếu có thay đổi phải có thông tư hướng dẫn ban hành kịp thời. Cho dù luật pháp có thay đổi nhưng những gì đã cam kết trong hợp đồng phải được thực thi đầy đủ.
-Cần thiết lập kênh thông tin phản hồi giữa doanh nghiệp và lãnh đạo từ cấp tỉnh trở lên để hạn chế nạn tham nhũng. Cần học hỏi cách làm của các doanh nghiệp Nhật Bản, và Âu Mỹ khi xây dựng quy chế pháp lý nội bộ được xem như khung pháp lý doanh nghiệp đã hạn chế rất lớn nạn tham nhũng.