Luật mới mở rộng quyền sở hữu bất động sản cho Việt kiều

Luật mới mở rộng quyền sở hữu bất động sản cho Việt kiều

Ông có thể chi tiết về việc mở rộng quyền sở hữu nhà ở của Việt kiều?

Những quy định hiện tại yêu cầu Việt kiều phải định cư và kinh doanh ở Việt Nam mới có thể sở hữu bất động sản.

Nhưng theo luật mới, được phê duyệt, sẽ mở rộng quyền cho những người Việt Nam đang sinh sống ở nước ngoài, những nhà khoa học, chuyên gia văn hóa không thường xuyên trở lại đất nước để làm việc như yêu cầu trước đó, những người có kĩ năng chuyên môn đặc biệt cho đất nước, những người kết hôn với người Việt Nam đang sống ở Việt Nam và những người được miễn thị thực hộ chiếu.

Việt kiều vẫn là công dân Việt Nam có quyền như với bất kỳ người Việt Nam nào đang sinh sống trong nước nhưng không được phép thế chấp bất động sản của họ ở Việt Nam cho ngân hàng nước ngoài.

Bộ có dự tính được con số Việt kiều có khả năng mua nhà tại Việt Nam hay không?

Cho đến bây giờ, chúng tôi vẫn chưa có con số chính xác. Trong tầm hiểu biết của tôi, nhiều người Việt đang học và làm việc tại nước ngoài trong nhiều năm. Tuy nhiên, chỉ một số nhỏ trong đó là có khả năng mua nhà tại Việt Nam.

Luật mới đã bỏ bớt những hạn chế về quyền sở hữu của Việt kiều, phù hợp với nguyên tắc của Chính phủ rằng Việt kiều cũng là một phần không thể thiếu của quốc gia Việt Nam.

Điều này có làm khuấy động lên một làn sóng đầu cơ bất động sản?

Không thể, vì thị trường bất động sản hiện đang suy sụp. Thực tế, cung đang vượt quá cầu và ngày càng nhiều dự án được đưa vào nguồn cung.

Ông có nhận xét gì về đề xuất Việt kiều chỉ được phép mua nhà để ở và không cho mục đích đầu tư hoặc thương mại?

Việt kiều có 2 trường hợp: những người vẫn còn giữ quốc tịch Việt Nam và những người có nguồn gốc Việt Nam nhưng chưa nhập quốc tịch Việt Nam hoặc không còn giữ quốc tịch.

Trường hợp thứ nhất có quyền như công dân Việt Nam trong nước, trường hợp thứ 2 thì chỉ có thể mua một căn nhà hoặc căn hộ.

Về căn bản, những quy định này có thể làm thay đổi lượng giao dịch bất động sản của Việt kiều?

Dĩ nhiên. Nếu dự thảo được phê duyệt, nghị quyết chỉ thị sẽ nhanh chóng ban hành để đưa vào hiệu lực.

Trong 3, 4 năm qua, chỉ 140 trường hợp Việt kiều mua nhà được báo cáo. Tuy nhiên, từ bây giờ, những bế tắc này sẽ được tháo dở.