Năng suất lao động thấp chênh lệch cao
Cụ thể chỉ bằng 13% NSLĐ của Nhật Bản, 23% của Malaysia, 12% của Singapore, 13% của Hàn Quốc, 46,5% của Trung Quốc, 37% của Thái Lan... Mặc dù trong giai đoạn trước đó (2001-2010), tốc độ tăng NSLĐ hàng năm của Việt Nam chỉ thấp hơn Trung Quốc và cao hơn so với các nước này.
NSLĐ tại Việt Nam lại có sự khác biệt rất lớn giữa các ngành nghề chẳng hạn NSLĐ trong nhóm ngành nông lâm nghiệp và thủy sản dù được cải thiện trong 10 năm vừa qua nhưng vẫn rất thấp, khoảng 26,1 triệu đồng/năm.
Trong khi một số ngành như cấp nước, hoạt động xử lý nước thải, sản xuất kinh doanh khí đốt, hoạt động chuyên môn khoa học, công nghệ, bảo hiểm, ngân hàng có NSLĐ khoảng 100 triệu đồng/năm. Riêng ngành khai khoáng lại có NSLĐ vượt trội khoảng 1 tỷ đồng/năm...
Đánh giá theo khu vực kinh tế, khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có NSLĐ cao nhất, đạt 394,2 triệu đồng/năm; tiếp theo là khu vực kinh tế nhà nước có NSLĐ 216,5 triệu đồng/năm, khu vực kinh tế ngoài nhà nước chỉ đạt 36,8 triệu đồng/năm.
Điều đáng quan tâm là việc tăng NSLĐ của Việt Nam trong suốt thời gian qua đang dựa nhiều vào các yếu tố khai thác tài nguyên, thâm dụng vốn, sự chuyển dịch cơ cấu lao động từ khu vực nông lâm ngư nghiệp sang khu vực công nghiệp dịch vụ có năng suất cao hơn. Suy cho cùng, muốn tăng trưởng bền vững Việt Nam phải tăng được NSLĐ trong những năm tới.
Muốn tăng NSLĐ đòi hỏi phải hình thành một xã hội sáng tạo. Mọi sáng kiến dù là nhỏ nhất cũng cần phải được xã hội nuôi dưỡng và trân trọng mới có nền tảng để tăng NSLĐ. Thời gian qua, cơ cấu nền kinh tế Việt Nam cho thấy nhiều doanh nghiệp tìm kiếm "địa tô" kiểu tìm kiếm lợi nhuận từ khai thác tài nguyên khoáng sản, đất đai.
Chính điều này khiến doanh nghiệp giảm động lực đổi mới sáng tạo công nghệ, không có cơ hội nâng cao NSLĐ. Hay với chính sách lương tối thiểu thấp như hiện nay, dẫn tới NSLĐ thấp và không có chuyển dịch. Động lực tăng NSLĐ là từ lương, nhưng chúng ta lại khống chế lương ở mức thấp có thể làm méo mó thị trường lao động.