This site uses cookies. By continuing to browse the site you are agreeing to our use of cookies Find out more here
Với hàng loạt dự án vốn đầu tư nước ngoài (FDI) lớn đổ vào TPHCM từ đầu năm đến nay, chính quyền thành phố kỳ vọng vốn FDI vào thành phố cả năm nay đạt khoảng 2,5 tỉ đô la Mỹ, tăng 20% so với năm 2013 và sang năm 2015 thu hút vốn FDI vào thành phố ước khoảng 2,7 tỉ đô la Mỹ.
Trong chuyến công tác tại Nhật Bản ngày 22/8, VietinBank đã có nhiều hoạt động cụ thể nhằm đẩy mạnh hơn nữa nguồn vốn đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam.
Bộ Giao thông Vận tải vừa có Quyết định phê duyệt chi tiết khu bến cảng biển Dung Quất II tại Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn đến năm 2030.
Tại hội nghị toàn quốc ngành Kế hoạch-Đầu tư vừa diễn ra tại Đà Nẵng, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh khẳng định thực hiện đầu tư trung hạn 5 năm sẽ ngăn ngừa cơ chế “xin cho” tồn tại lâu nay.
Dự án đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Ninh đã tạm ngưng từ năm 2011 đến nay, nhiều hạng mục đã thi công xong đang xuống cấp trầm trọng, dư luận không tốt nếu không khởi động lại dự án.
Ngày 30-7, Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sĩ và Cục Xúc tiến thương mại VN đã công bố nghiên cứu dự án Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa về tiềm năng xuất khẩu của VN. Theo đó, cảnh báo cơ cấu xuất khẩu của VN đang dựa quá nhiều vào sản phẩm thô, thâm dụng tài nguyên...
Tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm của lĩnh vực bất động sản là 1,13 tỷ USD, đứng thứ 2 trong danh mục thu hút vốn đầu tư nước ngoài 7 tháng đầu năm.
Là "công xưởng của thế giới" lâu nay song chi phí đắt lên, cộng với những rủi ro nội tại, Trung Quốc mất dần sự hấp dẫn trong mắt nhà đầu tư quốc tế.
Cảng hàng không Quảng Ninh dự kiến được xây tại Vân Đồn với diện tích trên 280 hécta. Tổng mức đầu tư ban đầu hơn 5.000 tỷ đồng.
Theo quyết định vừa được Bộ Tài chính ban hành, có 12 thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan được bãi bỏ, đưa số thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan thuộc phạm vi quản lí của Bộ Tài chính xuống còn 164 thủ tục.
Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp VN Vũ Tiến Lộc cho rằng, nếu tăng 14% lương tối thiểu cho người lao động thì thực tế DN phải chi trả nhiều hơn thế.
Mặc dù có tốc độ tăng lương nhanh so với một số nước trong khu vực châu Á - châu Đại Dương, nhưng nhìn chung, mức lương trung bình của người lao động Việt Nam vẫn thuộc hàng thấp so với nhiều nước trong khu vực này. Thậm chí còn không bằng số lẻ của mức lương trung bình tại Hàn Quốc.